Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân là một kỹ năng quan trọng để giúp trẻ độc lập và rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ.Tuy nhiên, để trẻ có được những kỹ năng tự chăm sóc bản thân thì rất cần đến sự hỗ trợ và định hướng của cha mẹ. Hãy tham khảo những kỹ năng dạy trẻ tự lập phù hợp với từng độ tuổi của trẻ để có thể hướng dẫn trẻ thực hiện mỗi ngày mẹ nhé. 

Những lưu ý khi dạy kỹ năng cho trẻ 

Lưu ý khi dạy kỹ năng cho trẻ | Special Kid

Khi bạn làm bất cứ việc gì trước mặt trẻ cũng nên cho con biết lý do và cách thực hiện nó. Việc giải thích được lý do của hành động quan trọng hơn kết quả của hành động ấy. Trước khi có thể tự thực hành kĩ năng, trẻ cần trải qua quá trình “cùng hành động” với cha mẹ.

 Ví dụ, khi bạn đánh răng, hãy cho con xem và nói: “Thức ăn làm răng bẩn, mẹ đánh răng cho răng sạch sẽ... Đánh hết những cái bẩn đi rồi này, không đánh răng là răng bị con sâu làm hỏng răng”. Sau đó, bạn hãy cùng đánh răng với con... 

Cho trẻ cơ hội được cùng tham gia với cha mẹ và khích lệ tinh thần hợp tác của bé bằng những từ ngữ tích cực.

 Trẻ nhỏ rất thích bắt chước những hành động của người lớn nên bạn hãy tạo cơ hội để trẻ làm những việc này khi trẻ muốn cho dù có thể sau đó sẽ là một bãi chiến trường cần dọn dẹp.

Dạy trẻ kỹ năng tự xử lý tình huống.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân| Special Kid

Khi con bị ngã  “Đánh chừa này”  hoặc tại cái nọ, cái kia làm con là câu nói rất nhiều bà mẹ đã nói với con. Thay vì đổ lỗi các mẹ hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân, mỗi khi con ngã, dựa vào tiếng va đập để đánh giá tình trạng “nặng” - “nhẹ” của cú ngã.

 Đầu tiên luôn là quan sát xem con có tự đứng dậy được không, nếu con cứ ngồi đó “ăn vạ” thay vì quát, mắng hoặc ra lệnh cho con phải đứng lên thì hãy khích lệ con. Sau khi tự đứng dậy, nếu con vẫn tiếp tục mếu máo hãy giải thích cho con biết rằng ai là người chịu trách nhiệm cho cú ngã vừa rồi: “Tại con chạy nhanh quá nên bị ngã đấy, lần sau con phải cẩn thận nhé” rồi chuyển chủ đề đê trẻ quên đi việc vừa rồi  Nếu con ngã đau, vẫn khích lệ con tự đứng dậy rồi sẽ ra xoa dịu vết thương cho con, vừa xoa, vừa giải thích lý do con bị ngã kèm thêm những câu trêu chọc nhẹ nhàng để con quên đi cái đau.

 Chỉ là một cú ngã thôi, rất đơn giản, nhưng dạy con cách tự đứng dậy và tự nhìn nhận lỗi của mình có lợi ích:

Con học cách tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm, học được về lòng tự trọng.

Bồi dưỡng tinh thần tự lực của bản thân: Khi con vấp ngã, con tự mình đứng dậy.

 Sau này, khi con gặp thất bại trong cuộc sống con cũng sẽ có đủ dũng khí để đứng lên làm lại từ đầu.

Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân| Special Kid

Thông thường khi bị bạn bắt nạt, cha mẹ thường dỗ dành và an ủi con rằng: “Không sao, bạn đùa con thôi mà” hoặc “bạn không cố ý” để con chấp nhận điều đó. 

Điều đó không sai nhưng nếu chỉ dạy con an ủi sau này con bị đánh, con cũng chỉ biết chịu đựng không có sự phản kháng để tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp dạy con đúng thì rất có thể con sẽ trở thành đứa trẻ “bạo lực”. 

Việc cần thiết là hãy dạy con kỹ năng tự vệ cho bản thân mình. Nếu bạn có mặt khi con bị đánh. Con chạy ra mách, an ủi con xong ngay lập tức bạn hãy dạy con cách phòng bị. Nếu con chưa biết nói hãy dạy con sử dụng hành động, nếu con đã biết nói dạy con sử dụng hành động kèm lời nói. 

Nếu như con bị bạn bắt nạt ở lớp, yêu cầu cô giáo của con hướng dẫn con ngay sau khi bị bạn bắt nạt.

Một số kỹ năng phù hợp với lứa tuổi của trẻ 

Một số kỹ năng phù hợp với tuổi| Special Kid

Trong giai đoạn từ 1- 6 tuổi trẻ rất hiếu kỳ và thích được làm mọi việc. Vì vậy, mẹ hãy “chớp” lấy cơ hội và dạy trẻ những kỹ năng phù hợp với trẻ trong độ tuổi này nhé. 

Kỹ năng cho trẻ từ 1-2 tuổi

  • Tự uống nước
  • Tự xúc ăn 
  •  Tự ngồi vào ghế 
  • Chọn đồ chơi
  • Cởi giày, tất, mũ
  • Bỏ rác đúng nơi quy định 

Kỹ năng dành cho trẻ từ 2 - 3 tuổi 

  • Lau bàn khi làm đổ nước. 
  • Lau nhà
  • Cất đồ chơi
  • Đi giày (không buộc dây), đi tất
  • Cởi quần, áo. Mặc quần, áo (còn cần trợ giúp)
  • Đánh răng
  •  Rửa tay
  • Chải đầu
  • Chuẩn bị và chọn đồ đi học, đi chơi, tự đeo ba lô
  • Tự đi lên xuống cầu thang
  •  Vặn nắp lọ, vặn vòi nước
  • Kỹ năng dành cho trẻ 3 - 4 tuổi 
  • Thu gọn giường 
  •  Đổ nước từ ly bình vào cốc và ngược lại
  •  Tự chuẩn bị một bữa ăn cho bản thân (từ những đồ ăn có sẵn)
  • Hoàn thiện kỹ năng tự đi vệ sinh, biết giật nước...
  •  Tham gia vào việc nhà như một thành viên có trách nhiệm...

Kỹ năng dành cho trẻ 4 - 6 tuổi

  • Tự mặc đồ mà không cần bất kì trợ giúp nào. 
  • Tắm độc lập
  • Mặc đồ phù hợp với thời tiết
  • Buộc dây giày
  •  Rửa bát
  • Tham gia nhiều hơn vào việc nấu ăn
  • Tìm hiểu về trường hợp khẩn cấp, cách gọi cấp cứu

Đừng để con lớn rồi mới dạy, cha mẹ hãy chủ động rèn luyện cho con những kỹ năng tự chăm sóc bản thân ngay từ khi còn nhỏ để khi lớn lên con có được hành trang tốt nhất cho sự phát triển cũng như tương lai của mình. 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi