Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Việc bắt đầu cho bé ăn dặm không chỉ phụ thuộc vào một độ tuổi nhất định mà mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu từ thể trạng, phản xạ và vận động của bé. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

6 dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, từ khoảng 5 tháng tuổi, bé đã có thể tập ăn dặm nếu nguồn sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Để xác định bé đã sẵn sàng ăn dặm, mẹ cần quan sát các phản ứng và hoạt động của bé. Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm.

Bé vẫn bị đói sau khi bú sữa

Mẹ sẽ thấy bé thường xuyên cảm thấy đói. Dù vừa mới bú xong hoặc đã bú đủ và no như bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn thêm món khác, có thể giúp bé cảm thấy no lâu hơn.

Khi thấy đồ ăn bé ngả người về phía trước

Khi bé có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn, bé có thể ngả người về phía trước để chạm vào hoặc chụp lấy đồ ăn bỏ vào miệng. Tuy nhiên, việc bé cầm thức ăn đưa vào miệng không đồng nghĩa rằng bé đã sẵn sàng ăn được thức ăn rắn.

Bé có khả năng giữ đầu thẳng và tự ngồi

Một dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm là khi bé có thể kiểm soát đầu và cổ tốt. Đặc biệt là có thể tự ngồi lên mà không cần hỗ trợ từ bố mẹ.

Bé mở miệng để nhận thức ăn từ thìa

Một cách khác để kiểm tra bé sẵn sàng ăn dặm là đưa thìa gần miệng bé. Nếu thấy bé mở miệng để nhận thức ăn thay vì đẩy thìa ra bằng phản xạ tự nhiên, thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm.

Bé có phản xạ nuốt và không tự đẩy thìa ra khỏi miệng

Khi bé có phản xạ nuốt, nghĩa là bé có thể nuốt thức ăn mà không gây nguy hiểm cho họng và đường tiêu hóa. Việc không tự đẩy thìa ra khỏi miệng cũng cho thấy bé có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn trong miệng của mình và không có nguy cơ bị nghẹn.

Bé thể hiện sự hứng thú đối với thức ăn mẹ đưa

Điều này cũng cho thấy bé đang có sự quan tâm đến thức ăn và đang có khả năng phát triển khẩu vị của mình. Khi bé cảm thấy thích thú với thức ăn, bé sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và cảm thấy hài lòng hơn về bữa ăn của mình.

Bé mở miệng, thể hiện sự hứng thú đối với thức ăn mẹ đưa

Mẹ cần chuẩn bị gì để tập cho bé ăn dặm?

Để tập cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như sau:

- Ghế tập ăn: Giúp bé ngồi đúng tư thế và hỗ trợ bé khi ăn dặm.

- Thìa và đũa: Mẹ nên chọn muỗng với các chất liệu nhựa mềm hoặc silicon với đầu muỗng nhỏ để giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn

- Bát, đĩa và ly nhựa: Mẹ có thể mua loại bát không chứa BPA vừa nhẹ, vừa an toàn cho sức khỏe lại khó vỡ

- Máy xay, đồ nghiền thực phẩm: Giúp mẹ nghiền nhuyễn thực phẩm để tạo thành bột ăn dặm cho bé. Mẹ nên chọn chiếc máy nào có dung tích vừa phải và đa dạng lưỡi.

- Nồi hấp: Thực phẩm sẽ không bị quá chín và mất đi chất dinh dưỡng, giữ được độ ngon và màu sắc bắt mắt giúp trẻ thèm ăn hơn.

- Hộp đựng thực phẩm đông lạnh: Mẹ có thể cần sử dụng hộp đựng thực phẩm đông lạnh để chia nhỏ khẩu phần thức ăn cho bé và lưu trữ trong tủ lạnh.

 

Một số dụng cụ ăn dặm mà mẹ cần chuẩn bị cho bé tập ăn

Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến và lưu trữ thực phẩm. Đồng thời sử dụng nguyên liệu sạch, chế biến thức ăn đúng cách và lưu trữ thức ăn đông lạnh trong điều kiện an toàn. Tất cả những điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé và đảm bảo bé được ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm đúng thời điểm không quá sớm, không quá muộn

Theo khuyến nghị, nên được bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Đồng thời các bộ phận như hàm, lưỡi, hầu và họng của trẻ chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn. Tuy nhiên cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn, bởi vì lúc này sữa công thức hay sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng rất lớn của bé. Như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé.

Mẹ nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc và ăn từ ngọt đến mặn

Dạ dày của bé từ trước đến nay chỉ quen với việc hấp thụ sữa, do đó nếu cho bé chuyển sang ăn đặc ngay, bé sẽ không kịp thích nghi. Chính vì vậy, hãy bắt đầu bằng thức ăn lỏng và sau đó dần dần tăng độ đặc.

Ngoài ra, nên cho bé ăn theo trình tự từ vị ngọt đến vị mặn. Bởi giai đoạn đầu đời, bé chỉ quen với một loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Bột ngọt có vị sữa, giúp bé dễ chấp nhận các món mới hơn nhờ có hương vị quen thuộc là sữa. Sau khi bé đã quen thì mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn các loại bột như thịt, cá…

Ăn từ ít đến nhiều

Để giúp bộ máy tiêu hóa còn non nớt của bé không bị quá tải và cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều. 

Hãy cho bé ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa không bị quá tải

Một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Mẹ nên cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một, để bé làm quen và đồng thời kiểm tra xem có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Thường thì bé cần từ 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau khi bé đã làm quen và nhận biết các nhóm thực phẩm, mẹ có thể kết hợp chúng để tăng cường chất dinh dưỡng và làm phong phú vị giác cho bé.

Không ép bé ăn

Việc bị ép ăn, có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực với việc ăn uống và khiến bé sợ hãi khi ăn dặm. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn ở bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý không nên ép bé ăn.

Không ép ăn là một trong những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Nếu trẻ không ăn đúng cách, có thể dẫn đến thiếu hụt các vi khoáng chất và gây ra những vấn đề như biếng ăn, chậm lớn, và kém hấp thu dưỡng chất. Khi cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu này, mẹ nên cung cấp cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin quan trọng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Với những trẻ lười ăn dặm, biếng ăn, chậm tăng cân…Mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Special Kid Appetit – Siro ăn ngon được chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên giúp kích thích trẻ ăn ngon, cải thiện tiêu hoá, bổ sung vitamin cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm..

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm cũng như một số nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm để giúp cơ thể bé phát triển toàn diện, tăng trí thông minh, các chức năng cơ thể được khỏe mạnh.

Để được hỗ thông tin về sản phẩm và tư vấn sức khoẻ cho trẻ nhanh nhất Mẹ hãy liên hệ ngay Hotline 0944925915 để nhận tư vấn từ chuyên gia của nhãn hàng.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi