Trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi
Việc rèn luyện thể chất và trí tuệ cho trẻ trong những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Rèn luyện sớm sẽ giúp trẻ có được “nền móng” vững chắc để phát triển. Giai đoạn trẻ 1 tuổi, ngoài chế độ dinh dưỡng, phương pháp giáo dục giúp trẻ nhận biết, cha mẹ có thể áp dụng một số trò chơi vừa giúp trẻ giải trí vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Cùng tham khảo một số trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi nhé.
Trò chơi: Kiếm tìm
Cha, mẹ hãy đưa cho trẻ một đồ vật mà trẻ thích sau đó dấu nó đi, khoảng 30 giây sau khi trẻ không tìm được đồ vật, cha mẹ liền lấy ra đặt trên tay. Lặp đi lặp lại trò chơi trong nhiều lần sẽ giúp trẻ học cách tìm đồ vật, điều khiển mắt trong tầam quan sát, bên cạnh đó còn kích thích trí tuệ của trẻ, bồi dưỡng khả năng quan sát, nâng cao khả năng tìm tòi của trẻ.
Để trẻ cảm thấy trò chơi không nhàm chán, cha mẹ nên dùng nhiều phương pháp khác nhau để cũng chơi với trẻ.
Trò chơi: Vận chuyển
Mỗi khi rảnh rỗi, cha mẹ có thể cùng trẻ chơi trò vận chuyển. Hãy đưa ra các đồ vật và yêu cầu trẻ di chuyển đồ vật từ vị trí này sang vị trí khác. Trước khi chơi, cha mẹ nên làm mẫu để trẻ hiểu được yêu cầu của trò chơi
Trò chơi vận chuyển giúp tăng khả năng vận động của trẻ, nâng cao khả năng tập trung, khả năng quan sát và ghi nhớ bởi giữa não bộ và việc rèn luyện khả năng vận động ngón tay có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
Khi các ngón tay của trẻ linh hoạt, thì xúc giác của trẻ rất tốt, sau này sẽ rất thông minh, có tính sáng tạo cao, tư duy của trẻ do đó cũng tốt hơn. Tức là: sự phát triển của khả năng động tác tại các cơ thịt của tay trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
Trò chơi: Nhận biết bộ phận cơ thể
Từ 8 – 12 tháng là trẻ đã có thể biểu đạt ngôn ngữ hoặc khả năng nhận biết rất tốt. Cùng chơi trò nhận biết và gọi tên các bộ phận trên cơ thể giúp phát triển nhận thức cho trẻ, nâng cao khả năng ghi nhớ.
Cha, mẹ hãy ngồi đối diện với trẻ và chỉ vào các vị trí bộ phận của mình (hoặc của bé) và đọc tên các bộ phận. Lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi trẻ tự biết chỉ vào các bộ phận khi được hỏi.
Trò chơi: Tôi đi tìm tôi
Đây là trò chơi thuộc loại trò chơi kỹ năng tâm lý, khuyến khích trẻ mạnh dạn đi tìm, giúp trẻ tăng khả năng vận động khi đi và bồi dưỡng tính hiếu kỳ, ham hiểu biết.
Với trò chơi này, cha mẹ chỉ cần nấp ở một vị trí nào đó gần trẻ, sau đó lên tiếng gọi để trẻ chú ý và đi tìm. Nên nấp ở những điểm trẻ dễ nhìn thấy thay vì trốn quá kỹ, trẻ không tìm được dễ bị hoảng sợ.
Giai đoạn này phải để trẻ nhìn nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều với các sự vật, thông qua sự tìm tòi vận động chủ động của mình để nhận biết sự kì diệu của thế giới và bản thân mình. Tính hiếu kỳ của trẻ cũng cần được bảo vệ, đây là động lực cho trẻ phát triển nhận thức.
Hãy cùng trẻ tham gia các trò chơi mỗi ngày để tạo cảm giác thoải mái cũng như rèn luyện thể chất và trí tuệ cho trẻ cha mẹ nhé.