Trò chơi phát triển não bộ cho trẻ 4 – 6 tháng
Trải qua 3 tháng đầu đời tập làm quen với môi trường sống mới. Trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng trẻ đã có thể nhận biết được người quen, người lạ, hiểu được các âm thanh khác nhau, thậm chí trẻ còn biết bắt chước và phản ứng bằng biểu cảm
Để kích thích não bộ trẻ phát triển tốt hơn nữa, cha mẹ cũng nên thực hiện một số trò chơi cho trẻ theo gợi ý của Special Kid nhé.
Trò chơi: Với đồ vật
Trò chơi với đồ vật thúc đẩy khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, đồng thời làm cho trẻ có cảm nhận bước đầu về vị trí của vật thể.
Treo một món đồ chơi nhỏ phía trước giường của trẻ, hướng dẫn trẻ dùng hai tay để ôm nắm lấy đồ chơi. Khi hai tay trẻ đan ôm nhau, một tay sờ được đồ vật sẽ chuyển sang tay còn lại, hai tay cùng phối hợp là có thể ôm chặt được đồ chơi.
Khi bắt nắm được đồ chơi, việc đầu tiên trẻ làm là cho món đồ chơi đó vào trong miệng cắn, nếm xem nó có vị gì, có ăn được không. Khi hai tay trẻ cầm đồ chơi có vẻ mỏi, có lúc trẻ sẽ tự nới lỏng một tay, để món đồ chơi đó rơi vào một tay còn lại.
Phải vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cố gắng tránh để trẻ cắn vào đồ chơi làm bằng gỗ sơn có chứa chì.
Nếu trẻ nhà bạn đã từng học qua cách đập vào đồ chơi từ lúc trẻ được 60 đến 90 ngày, thì khi trẻ được tầm 120 ngày là đã có thể nhấc được đồ vật. Những trẻ chưa luyện tập qua cách đập vào đồ vật thì phải khi trẻ được 150 đến 170 ngày tuổi mới có thể nhấc được.
Trò chơi: Gọi tên
Chơi gọi tên giúp luyện cho trẻ khả năng kết hợp thống nhất thính giác và thị giác, phát triển sức chú ý và khả năng quan sát. Đồng thời khơi dậy sự hiếu kỳ và thúc đẩy khả năng phân biệt thính giác của trẻ.
Bạn ngồi đối diện và gọi tên trẻ, trẻ sẽ cười với bạn, trẻ còn biết phát ra âm “a, ơ” để trả lời.
Trẻ có thể cảm nhận và biết âm thanh, tuy chưa nhìn thấy người, trẻ cũng biết là mẹ đang gọi mình ở phía xa, và trẻ sẽ lập tức quay lại, lúc này giọng nói của mẹ giống như tín hiệu an toàn, trẻ sẽ kiên nhẫn chờ đợi.
Trong quá trình thực hiện trò chơi, mẹ phải nói thật truyền cảm, phối hợp phát ra một vài âm thanh, tạo nền tảng cho trẻ có khả năng học tập ngôn ngữ sau này.
Giọng nói phát ra trong phạm vi thị lực của trẻ sẽ giúp mở rộng khu vực khám phá cho trẻ.
Phát triển trí tuệ Trọng điểm bồi dưỡng thính giác của trẻ ở mỗi một giai đoạn khác nhau.
Trong giai đoạn trẻ 4 - 6 tháng tuổi, mẹ dùng các ngữ điệu khác nhau để gọi tên trẻ và tên người khác, bồi dưỡng thính lực và khả năng giao tiếp tiết tấu âm nhạc cho trẻ.
Trò chơi: Luyện tập phát âm
Trò chơi giúp tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ, luyện tập cho trẻ phát âm phụ âm. Trẻ học cách phát âm phụ âm sẽ giúp trẻ gọi mẹ, gọi tên đồ vật và tên động tác sau này.
Khi dạy trẻ thử phát ra phụ âm, phải thường xuyên lặp lại các bước của trò chơi kể trên, việc này sẽ làm cho trẻ dần hiểu được “bố, mẹ” là chỉ người. Cho đến 150 ngày sau khi sinh, trẻ mới dần dần phân biệt được các thành viên trong gia đình; trẻ sẽ hiểu được khi nói đến bố tức là bố mình, nói mẹ tức là mẹ mình.
Ngoài ra trong giai đoạn trẻ được 4 – 6 tháng tuổi , cha mẹ có thể tham khảo thêm một số trò chơi giúp trẻ phát triển thể chất lẫn trí tuệ như:
- Chơi lật người
- Cầm, nắm đồ vật
- Nhận biết đồ vật
- Đạp xe
- Vận động quay lật
- Cầm nắm đồ ăn
Cùng con tham gia các trò chơi không chỉ tốt cho sự phát triển của con mà còn giúp cha, mẹ có những phút giây tuyệt vời bên con. Hãy dành thời gian và cùng con tham gia các trò chơi Special Kid đã gợi ý nhé.