TOP 7 thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng mẹ cần biết
Nguyên nhân còi xương suy dinh dưỡng có thể do trẻ không được bú mẹ thường xuyên, chuyển sang chế độ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, sinh hoạt, vui chơi thiếu ánh nắng mặt trời…Hãy cùng tìm hiểu thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng mẹ cần biết.
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ
Đảm bảo lựa chọn các loại thực phẩm như thịt cá, rau củ để làm thức ăn cho trẻ phải tươi sống, không ôi thiu, không sử dụng nhiều các loại đồ hộp đóng sẵn, đông lạnh hay nhưng chế phẩm có chứa chất bảo quản …
Đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
4 nhóm chất chính cần được cung cấp đầy đủ với 1 tỷ lệ hợp lý: bột, đạm, chất xơ, chất béo….
Chế biến thực phẩm
Với những thực phẩm thịt cá cần được nấu chín kỹ, không còn màu hồng, tốt nhất là nên được cắt nhỏ và ninh nhừ để trẻ dễ ăn. Rau củ nên được rửa sạch và hấp để tránh mất các vitamin và khoáng chất trong quá trình luộc hay xào nấu.
Thực phẩm hạn chế sử dụng
Những loại thực phẩm không đảm bảo về an toàn, sử dụng nhiều chất bảo quản như: đồ ăn chế biến sẵn, cá hộp, thịt hộp, kẹo và đồ ngọt với hàm lượng đường và chất béo cao, đồ uống có ga…
2. T2. Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
2.1. Cháo tôm cà rốt
Cháo tôm cà rốt cho trẻ
Cứ 100g tôm sẽ chứa 1.120mg canxi cho phát triển xương răng của bé. Ngoài ra tôm có rất nhiều vitamin A, D giúp trẻ phát triển về thể chất, DHA giúp phát triển trí tuệ cho trẻ.
Chuẩn bị
- 100g tôm.
- ½ bát con gạo tẻ.
- ¼ bát con gạo nếp.
- ½ củ cà rốt.
Chế biến
Bước 1: Cà rốt bỏ vỏ, xay nhỏ, tôm bóc vỏ, bỏ chỉ, xay nhỏ, gạo rửa và ngâm sạch.
Bước 2: Cho gạo và cà rốt vào nồi, đun sôi để lửa nhỏ ninh nhừ.
Bước 3: Cho tôm vào và đun sôi, để khoảng 5p để tôm nhừ.
Bước 4: Đổ cháo ra bát, tráng lớp cháo mỏng, cho bé dùng cháo khi nóng.
2.2. Cháo yến mạch
Yến mạch chứa canxi, sắt, photpho có lợi cho sự phát triển xương răng của trẻ. Trong 100g bột yến mạch cung cấp cho trẻ 200mg Canxi.
Chuẩn bị
- 50 ml sữa tươi (hoặc 2 thìa cafe sữa bột).
- Nước tinh khiết.
- Yến mạch: 25g.
Chế biến
Bước 1: Đun sôi nước sau đó cho yến mạch vào khuấy đều.
Bước 2: Thêm sữa vào và tiếp tục khuấy tầm 3 phút.
Bước 3: Tắt bếp, đổ cháo ra bát, để nguội một lúc rồi múc ra bát cho bé ăn ngay.
2.3. Cháo lòng đỏ trứng gà
Cháo lòng đỏ trứng gà tốt cho sức khỏe của trẻ
Trứng gà có hàm lượng chất đạm và các vitamin, khoáng chất cao như: Vitamin A,D, selen, kali, canxi… cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho độ vững chắc của xương. Sử dụng 100g trứng gà cung cấp được Canxi (55 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)...
Chuẩn bị
- ½ lòng đỏ trứng gà
- ½ bát nhỏ nhỏ gạo tẻ
- ¼ bát con gạo nếp
- ½ bát nước tinh khiết
Chế biến
Bước 1: Cho gạo vào nồi, đổ nước, đun sôi và ninh nhừ, khuấy đều cho cháo loãng.
Bước 2: Lòng đỏ trứng đánh tan, khuấy đều và cho từ từ vào cháo đang sôi trên bếp nhỏ. Lưu ý: vừa cho vừa khuấy để trứng không bị vón cục. Khuấy trứng trong nồi cho sôi khoảng 3-5p để chín hoàn toàn
Bước 3: Đổ cháo ra bát có thể cho trẻ ăn ngay để tránh mùi tanh khi để nguội.
2.4. Cháo chim cút rau ngót
Cháo chim cút cung cấp nguồn chất đạm và dinh dưỡng lớn cho trẻ phát triển cân nặng. Với 85g thịt chim cút nấu chín chứa khoảng 110 calo, 19g protein…Ngoài ra vị ngọt của chim còn giúp trẻ dễ ăn
Chuẩn bị
- Chim cút : 1 con
- Gạo tẻ: 1 bát con
- Rau ngót: 200g
Chế biến
Bước 1: Làm sạch thịt chim, lọc phần thịt chim ra và xay nhỏ, nêm chút gia vị và để riêng. Phần xương chim cho vào nồi ninh cùng với gạo cho ngọt.
Bước 2: Rau ngót rửa sạch xay nhuyễn để riêng, lấy thịt chim đã ngấm gia vị cho lên chảo xào chín, để nguội.
Bước 3: Ninh cháo, khi cháo nhừ, cho phần thịt chim đã xào vào nồi cháo. Đồng thời cũng cho rau ngót vào nồi . Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Múc cháo ra bát và để nguội cho bé ăn.
2.5. Cháo cá lóc đậu xanh
Cháo cá lóc đậu xanh
Thịt cá lóc rất giàu khoáng chất, với 100g cá lóc có đến 90mg canxi và 240mg photpho….Cá lóc ít mỡ, vị ngọt nhẹ giúp trẻ kích thích vị giác, đặc biệt thích hợp dùng trong mùa nóng,
Chuẩn bị
- 1 bát gạo tẻ
- ½ bát gạo nếp
- 300g cá lóc
- ½ bát đậu xanh
Chế biến
Bước 1:Cá lóc làm sạch rồi rửa sạch, luộc chín, lọc phần thịt và đem xào qua với hành mỡ cho dậy mùi rồi để ra bát.
Bước 2: Đậu xanh đem ngâm nước một lúc cho mềm, cho đậu xanh hấp chín, tán nhuyễn, để riêng.
Bước 3: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nước cùng xương cá ninh thành cháo. Đun sôi nồi, đảo đều rồi cho tiếp đậu xanh vào. Đun thêm 10 phút, nêm gia vị vừa miệng.
Bước 4: Tắt bếp, múc ra bát để nguội bớt, múc thêm nhân cá đã xào trộn đều rồi cho bé dùng khi còn nóng.
2.6. Cháo gà bí đỏ
Cung cấp 100g thịt gà sẽ có 165 calo. Cháo gà kết hợp với bí đỏ giúp cung cấp năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch, phát triển thể chất cho trẻ.
Chuẩn bị
- Bí đỏ 50g
- Thịt nạc gà 50g
- Gạo tẻ 1 bát con
Chế biến
Bước 1: Thịt nạc gà rửa sạch, xay nhuyễn, ướp gia vị cho ngấm.
Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi hấp khoảng 15 phút để bí chín mềm. Hấp xong lấy bí ra, dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 3: Cho vào nồi bát gạo tẻ cùng 300ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 - 40 phút để ninh nhừ gạo.
Bước 4: Cho phần gà và bí đỏ tán nhuyễn vào nồi cháo, khuấy đều. Đun cháo sôi nhỏ lửa thêm 10 phút, khuấy cho đều rồi tắt bếp. Cho trẻ ăn khi nóng.
2.7. Cháo tim heo
Cháo tim heo
Trong mỗi 100g tim heo có chứa lượng dinh dưỡng như sau: 7 mg Canxi. 5,9 mg Sắt. 3,2 g chất béo. 1000 mcg Vitamin C. Nó có tác dụng tăng cường dinh dưỡng và miễn dịch, hỗ trợ hoạt động xương khớp.
Chuẩn bị
- 1 quả tim heo
- ½ bát gạo nếp
- 1 bát gạo tẻ
- Hành lá, cà rốt
Chế biến
Bước 1: Gạo nếp và gạo tẻ ngâm nước chừng 30 phút sau đó để ráo rồi cho vào nồi, thêm nước, đun sôi, khi cháo nở đều thì cho thêm nước lạnh. Nấu đến khi cháo chín nhừ thì nêm gia vị.
Bước 2: Cà rốt bỏ vỏ, thái nhỏ và xay nhuyễn, cho vào cháo và đun sôi, ninh nhừ. Bước 3: Tim cắt thành miếng mỏng và xay nhỏ, ướp chung với gia vị. Bắc chảo lên bếp, cho dầu phi thơm hành, cho tim vào xào chín đều.
Bước 4: Múc cháo ra bát rồi cho tim vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và cho trẻ ăn ngay lúc nóng.
Trên đây là 1 số món ăn mà các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ giúp trẻ suy dinh dưỡng cải thiện thể trạng và sức khỏe. Quá trình cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cần thực hiện đầy đủ, kiên trì trong thời gian dài. Bố mẹ có thể đồng thời thực hiện việc bổ sung qua thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, kết hợp thêm các vitamin và khoáng chất bên ngoài từ các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, để hiểu rõ nhất về nhu cầu của cơ thể trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp cơ sở nhi khoa để được tư vấn cụ thể.