Con khóc đêm, khó ngủ - Mẹ phải làm sao?

Con khóc đêm, khó ngủ - Mẹ phải làm sao?

Con ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc ban đêm khiến mẹ vừa lo lắng vừa mệt mỏi. Liệu con có đang khó chịu ở đâu? Mỗi khi con khóc là mẹ cũng muốn khóc theo vì dỗ mãi con không chịu nín và ngủ lại. Mẹ đừng lo lắng quá. Special Kid sẽ giúp mẹ tìm ra nguyên nhân và giải pháp giúp trẻ hết khóc đêm, ngủ sâu giấc trong bài viết này nhé!

Vì sao con khóc đêm?

Tiếng khóc chính là ngôn ngữ chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt khi trẻ tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm chắc chắn trẻ đang gặp phải vấn đề gì đó và muốn thông báo với bố mẹ. Tuy nhiên, có vô vàn lý do khiến trẻ khóc mà đôi khi bố mẹ không biết trẻ khóc vì lý do gì.

Theo nghiên cứu, khi trẻ khóc về đêm có thể trẻ gặp phải các vấn đều như sau: trẻ đói, trẻ khát, trẻ ngứa ngáy, ướt tã… Nhưng nếu loại trừ hết các nguyên nhân này mà trẻ vẫn liên tục quấy khóc vào ban đêm thì có thể trẻ đang thiếu vi chất. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng trẻ thiếu canxi, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin B1...đều gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay dậy quấy khóc.

Trẻ khóc đêm do thiếu sắt

trẻ khóc đêm do thiếu sắt | Special Kid

Thiếu sắt ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến trẻ khó ngủ

Khi trẻ không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu sẽ trở nên nhỏ và nhợt nhạt. Chúng không thể mang đủ oxy đến các cơ quan và cơ bắp của cơ thể trẻ. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh khiến trẻ ngủ kém, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Nếu trẻ da sạm, xanh xao và niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gây biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, táo bón, ăn hay nôn trớ thì bạn hãy nên nghĩ đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu.

 

Xem thêm sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ

 

Trẻ khó ngủ do thiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm thường chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Trẻ thiếu kẽm thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin B

trẻ khóc đêm do thiếu vitamin B | Special Kid

Thiếu vitamin B1 là nguyên nhân chính khiến trẻ khó ngủ

Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc,kém ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít...Để cải thiện tình trạng này ở trẻ, chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.

Trẻ khó ngủ do thiếu canxi

trẻ khóc đêm do thiếu canxi | Special Kid

Thiếu canxi khiến trẻ hay quấy khóc về đêm

Trẻ hay giật mình, quấy khóc khó ngủ, ra mồ hôi trộm có thể đang thiếu canxi. Ngoài hỗ trợ phát triển  xương, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, chức năng co cơ. Khi thiếu canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, nên trẻ thường có biểu hiện quấy khóc về đêm, hay giật mình khi ngủ, thậm chí rối loạn chức năng vận động. Thiếu canxi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ nhỏ. Nhưng để cải thiện tình trạng này trẻ cần được bổ sung vitamin D3 và vitamin K2. Bởi nếu không có vitamin D và vitamin K, lượng canxi trẻ hấp thụ được sẽ không quá 10%. Và dù có thêm vitamin D, canxi cũng chỉ được hấp thu vào xương trẻ khoảng 30-40%.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn được khuyến cáo bổ sung vitamin D chống còi xương, hấp thu canxi.Nên dù trẻ có bị ngủ không sâu giấc do còi xương thiếu canxi hay không thì việc bổ sung thêm vitamin D3 theo liều khuyến cáo cho trẻ vẫn cần phải duy trì hằng ngày.

Trong trường hợp mẹ đã bổ sung đầy đủ vi chất cho bé nhưng tình trạng khó ngủ, quấy khóc của trẻ vẫn diễn ra liên tục thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để tìm ra nguyên nhân chính xác mẹ nhé!

Hi vọng những thông tin Special Kid cung cấp trong bài viết sẽ phần nào giúp mẹ cải thiện được vấn đề giấc ngủ của bé. Nếu mẹ cần giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của trẻ hãy liên hệ Hotline 0944925915 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi