Cách tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Cách tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản và một số bệnh tiêu hóa…Đặc biệt là thời điểm giao mùa. Cùng tham khảo ngay cách tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần tăng đề kháng cho trẻ lúc giao mùa?

Sức đề kháng hay còn gọi hệ miễn dịch, có vai trò như một tấm chắn bảo vệ trẻ khỏi những nguyên nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Khi những tác nhân này xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để tìm và ngăn chúng phát triển, gây bệnh trong cơ thể.
Vào thời điểm giao mùa thì thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chúng có thể xâm nhập và gây bệnh ở những trẻ em có hệ miễn dịch yếu.
Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa rất quan trọng, để đảm bảo rằng con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Tăng sức đề kháng rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Dấu hiệu trẻ có đề kháng kém 

Để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu, mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau:

Hay bị ốm vặt

Trẻ có hệ miễn dịch kém thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi và dễ bị ốm vặt. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ đang yếu.

Bị mất nước

Trẻ em có thể có sức đề kháng yếu nếu mất nước, vì khoảng 70% trọng lượng của cơ thể là nước. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ bao gồm tiểu ít, da khô, khóc không nước mắt, niêm mạc nhợt nhạt…

Thèm đồ ngọt

Thèm ăn đồ ngọt cũng có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng bị suy yếu. Tuy nhiên, nếu bé ăn nhiều đồ ngọt cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.

Biếng ăn

Trẻ bỏ bú hoặc biếng ăn trong thời gian dài cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo về sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.

Tiêu hóa kém

Trẻ có sức đề kháng kém thường có hệ tiêu hóa phát triển kém, dẫn đến khả năng hấp thụ thức ăn kém. Các biểu hiện có thể bao gồm đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa …Nếu tình trạng tiêu hóa kém kéo dài, trẻ không thụ được chất dinh dưỡng thì sẽ bị suy dinh dưỡng.

Khả năng chịu đựng kém

Nếu trẻ không có đủ năng lượng để tham gia các hoạt động, thường xuyên mệt mỏi và không có hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi thể chất thì mẹ cũng cần xem xét. Lúc này, trẻ có thể trở nên uể oải, bơ phờ, hay có biểu hiện thèm ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu.

tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Trẻ hay bị ốm vặt, mất nước, biếng ăn, tiêu hóa kém …là dấu hiệu trẻ có đề kháng kém

Cách tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh bé sẽ có tác dụng loại bỏ bớt và hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa trẻ và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, mẹ nên hướng dẫn con rửa tay kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi ho, hắt hơi. Mẹ cũng cần dạy bé vệ sinh vùng mũi - họng bằng cách cho bé chải răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi để loại bỏ virus, vi khuẩn bám trên bề mặt.

Chú ý giữ ấm khi giao mùa

Trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ có những thay đổi đột ngột trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng và tối, khiến nguy cơ trẻ bị ho, đau họng, cảm lạnh tăng lên.
Để ứng phó với sự biến đổi nhiệt độ liên tục trong ngày, mẹ có thể mặc cho con khoảng 2-3 lớp áo mỏng. Khi nhiệt độ tăng, trẻ có thể từ từ bỏ các lớp áo cho đến khi cảm thấy dễ chịu.

Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu, loại bỏ độc tố qua quá trình tiết mồ hôi, đồng thời kích thích con ăn uống ngon miệng hơn. Vì vậy, mẹ nên cho con tham gia vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chơi bóng đá, cầu lông…

Ngủ đủ giấc

Sau một ngày hoạt động, trẻ cần có một giấc ngủ ngon để phục hồi cơ thể. Đồng thời, giấc ngủ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy tế bào lympho T hoạt động. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo rằng con được ngủ đủ từ 9-12 giờ mỗi ngày (tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ).

Chế độ dinh dưỡng cho bé cân đối và đầy đủ

Đối với các trẻ sơ sinh

Sữa non là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa non của mẹ được tiết ra từ những giờ đầu tiên, đặc biệt là trong 3 ngày đầu sau khi sinh. Sữa non có màu vàng sánh và chứa hàm lượng protein rất cao, cung cấp nguồn kháng thể dồi dào như IgA, IgE, IgM, sắc tố lysozym và lactoferrin... Tất cả các yếu tố kháng thể này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ tránh được nhiều loại bệnh. Ngoài ra, sữa non còn chứa 26 loại axit amin và nhiều khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ bú sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng, bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn gây hại và giúp bảo vệ trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Để tăng cường sức đề kháng cho bé một cách tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài thời gian đến 24 tháng.

Đối với các trẻ lớn hơn

- Cho trẻ uống đủ nước: 
Đối với trẻ dưới 6 tháng thì bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ là tốt nhất, hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Còn trẻ từ giai đoạn ăn dặm có thể uống thêm nước trái cây, nước lọc,... để cải thiện đề kháng. Tuy nhiên không được cho bé uống các loại nước có ga, nước ngọt.

- Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:
Đảm bảo trẻ được ăn đủ các nhóm thực phẩm bao gồm đạm, đường bột, chất béo và chất xơ. Trong đó, chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Đường bột chủ yếu trong khoai sắn, gạo, ngô, mì. Chất béo có từ mỡ động vật, dầu thực vật . Chất xơ có trong các loại rau xanh, trái cây. Đặc biệt thực phẩm cần được chế biến ở dạng mềm, nhừ cho dễ tiêu hoá, ít gia vị.

- Tăng cường kẽm: 
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, gan động vật, ngũ cốc. Kẽm tốt cho hệ tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

- Bổ sung men vi sinh: 
Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức đề kháng. Nó có thể bị ảnh hưởng sau khi sử dụng kháng sinh, bởi vậy sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, các bác sĩ nhi khoa thường khuyên phụ huynh cho trẻ dùng men vi sinh. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách và thời gian sử dụng.

- Bổ sung vitamin C và E: 
Có nhiều trong các loại hoa quả, rau củ, trái cây như bưởi, cam, chanh để tăng cường hệ miễn dịch và nhuận tràng, tránh táo bón. Nếu trẻ không ăn được miếng, múi thì bố mẹ có thể xay thành nước ép trái cây để trẻ uống. Sữa chua, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

Bổ sung siro tăng đề kháng cho trẻ

Siro tăng đề kháng - Nhập khẩu Pháp được nhiều mẹ tin dùng.

Special Kid Immunite – một giải pháp tăng cường sức đề kháng cho bé trong mùa lạnh an toàn và hiệu quả đến từ nước Pháp. Với thành phần từ Mật ong, dịch chiết Phấn hoa, Sữa ong chúa, Dịch chiết Keo ong có tác dụng:

  •  Cung cấp acid amin thiết yếu cho cơ thể.
  •  Giúp tăng sức đề kháng.
  •  Giúp tăng cường sức khỏe.

Với những nội dung mà Special Kid chia sẻ trên đây, đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích giúp mẹ tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khoẻ của bé cần được hỗ trợ, tư vấn, mẹ hãy liên hệ Hotline: 0944 925 915.

Xem thêm:  Siro tăng đề kháng cho trẻ

Xem thêm: Siro giảm ho từ thảo dược tự nhiên

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi