Các mẹ sẽ làm gì khi con bị bắt nạt???
Nếu con bị bắt nạt điều đầu tiên nên làm là các mẹ hãy giữ cho con mình được an toàn, luôn ở bên cạnh, trao gửi yêu thương và cùng con vượt qua nhé.
- Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hãy lắng nghe và đáp lại tất cả các điều trẻ phản ánh về việc mình bị bắt nạt kể cả những điều nhỏ nhặt như bị bạn gọi tên chế giễu.
- Khi trẻ bị tốn thương về cơ thể do bị bắt nạt thì cần kịp thời giúp trẻ khắc phục thương tổn đó.
- Hãy lưu bằng chứng, ghi nhận lại việc trẻ bị bắt nạt để yêu cầu những người có trách nhiệm xử lý và giúp đỡ.
- Nếu tình trạng trẻ bị bắt nạt có dấu hiệu tái diễn nhiều lần hay bé liên tục bị thương tích, bạn hãy nhanh chóng trao đổi vấn đề này với giáo viên phụ trách trẻ và các phụ huynh khác đặc biệt là phụ huynh của đứa trẻ cá biệt hay đi bắt nạt bạn bè. Bạn hãy nhờ giáo viên hay các bậc phụ huynh khác đưa ra trách nhiệm và cách thức để giải quyết vấn đề.
** Nhưng với với mình các mẹ hãy dạy con cách để không bị bắt nạt trước khi sự việc xảy ra như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều. Các mẹ hãy giúp con chống lại việc bị bắt nạt bằng những cách như:
Điều tiên quyết là hãy giúp con tự tin
Việc đầu tiên cần làm là hãy hướng dẫn bé tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp “đối mặt” với bạn xấu khi bị bắt nạt. Nếu con bạn tự tin với bản thân thì sẽ không bao giờ sợ bị bắt nạt nhé
Đưa ra các tình huống cụ thể để bé tập xử lí: Như trong lớp con bị bạn đánh con sẽ làm gì
“Trang bị” cho trẻ một số mẫu câu biểu hiện mức độ cảnh cáo
Ví dụ như: “Tránh ra. Đừng có trêu trọc tớ, nếu không tớ sẽ nói với cô giáo và bố mẹ đấy”.
Hướng dẫn bé cách tránh xa kẻ bắt nạt:
Ở vào tình huống bị bắt nạt, hầu hết các bé sẽ xuất hiện tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi và không biết hành xử như thế nào. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cho bé biết rằng, dù bé im lặng để mặc cho các bạn xấu muốn làm gì cũng được hay đánh lại kẻ bắt nạt đều không phải là cách tốt. Tốt nhất, nếu gặp nguy hiểm bé hãy bỏ chạy thật nhanh và cầu cứu người khác. Khi đứng trước những đứa trẻ hay bắt nạt thì bé không nên gây mâu thuẫn, không làm tình huống thêm căng thẳng.
Chú ý bổ sung dưỡng chất và tăng cường các hoạt động thể chất cho bé
Chẳng hạn như cho bé đi tập thể dục hoặc tập võ thường xuyên để tăng cường thể lực. Với một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, bé sẽ dễ dàng đối phó trong những tình huống xấu.
Tình bạn là yếu tố rất quan trọng
Tình bạn là một pháo đài bảo vệ trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Nếu trẻ gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, bạn hãy giúp đỡ tạo dựng được tình bạn trong sáng cho trẻ. Hướng dẫn trẻ cách chơi hoà đồng với bạn bè.
Điều cuối cùng các mẹ nên dạy con là hãy cố gắng kêu gọi giúp đỡ, hỗ trợ các bạn đang bị bắt nạt đừng bàn quang có như vậy những kẻ bắt nạt kia mới không giám tái diễn hành vi đó nữa.