8 loại hình trí thông minh ở trẻ mà có thể cha mẹ chưa biết.

8 loại hình trí thông minh ở trẻ mà có thể cha mẹ chưa biết.

Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều là một thiên tài và có những ưu điểm của riêng mình. Tuy nhiên để phát hiện ra ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt nhất lại là điều mà nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm.

Làm sao để nhận ra trẻ đang có thế mạnh về lĩnh vực gì? Special Kid sẽ giúp cha mẹ hiểu 8 loại hình trí thông minh cơ bản ở trẻ.

Trí thông minh ngôn ngữ

Trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ | Special Kid

Có rất nhiều trẻ khi mới  2- 3 tuổi đã rất hoạt ngôn, biểu cảm ngữ nghĩa, nhịp điều khi truyền tải thông tin qua ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ đứa trẻ đang có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa.

Khi trẻ có khả năng biểu đạt ngôn ngữ tốt, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ phát triển bằng việc thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Lắng nghe và tương tác với trẻ khi trẻ diễn đạt một vấn đề gì đó. Khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc sách, tham gia các câu lạc bộ hùng biện để trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình

Trí thông minh suy luận, tư duy

Trí thông minh suy luận ở trẻ | Special Kid

Nếu cha mẹ thấy trẻ thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình hoặc trẻ thường đưa ra những lập luận mang quan điểm của riêng mình, điều đó chứng tỏ trẻ đang sở hữu trí thông minh suy luận, tư duy.

Điều cha mẹ cần làm lúc này là hãy để trẻ được chơi các trò chơi trẻ yêu thích như cờ vua, cờ tướng, cờ caro…cho trẻ tiếp xúc với những bài toán phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cùng trẻ chơi trò chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó. Tiến xa hơn nữa, bạn hãy cùng trẻ thảo luận về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

Trí thông minh không gian, thị giác

Trẻ thích thú khi nhìn thấy các hình ảnh hoặc trẻ hoạt bát, náo nhiệt hơn bình thường khi được khám phá một không gian mới là minh chứng cho việc trẻ đang sở hữu trí thông minh không gian, thị giác.

Trẻ sở hữu trí thông minh không gian, thị giác thường có năng khiếu về nghệ thuật. Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh và giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự vật mà chúng quan sát được có thể sắp xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay các đặc điểm khác nhau, cho trẻ tham gia các khóa học nghệ thuật; vẽ, hát, múa…

Trí thông minh âm nhạc, thính giác

Trí thông minh âm nhạc ở trẻ | Special Kid

Với những trẻ có trí thông minh âm nhạc, thính giác thì trẻ rất thích chơi các nhạc cụ, thích âm thanh tự nhiên, dễ nhớ các tiết tấu mà trẻ nghe thấy được. Tương tác tốt khi được giao tiếp.

Cha, mẹ hãy dạy trẻ vỗ tay theo nhạc, tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với các loại nhạc cụ, tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ hoặc đăng ký các lớp học liên quan đến âm nhạc để trẻ phát huy được sở trường của mình.

Trí thông minh vận động

Bé khỏe mạnh và năng động, thích học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật. Thường xuyên sử dụng cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi. Những hành động đó là sự biểu hiện của trí thông minh vận động

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thiên về vận động như: khiêu vũ, thể thao. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục: chạy bộ, đạp xe, bơi…

Trí thông minh tương tác

Trí thông minh tương tác ở trẻ | Special Kid

Trẻ sẽ là một người hướng ngoại khi có trí thông minh tương tác. Trẻ thích được giao tiếp xã hội, có khả năng lãnh đạo và thích tham gia các hoạt động hội nhóm.

Với những trẻ có trí thông minh tương tác, cha mẹ nên thường xuyên đưa ra các chủ đề tương tác hàng ngày cùng trẻ, chơi các trò chơi trí tuệ, tạo điều kiện để trẻ được tương tác nhóm khi đi học.

Trí thông minh nội tâm

Trẻ không hoạt ngôn, không thích tham gia các hoạt động tập thể, thích được làm việc độc lập là những trẻ mang trong mình trí thông minh nội tâm.

Với những trẻ có trí thông minh nội tâm thường sẽ sống nội tâm hơn các trẻ bình thường. Bởi vậy cha mẹ nên tôn trọng cuộc sống của trẻ, không ép trẻ tham gia hoặc làm những việc trẻ không thích. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được làm việc mình yêu thích, khuyến khích trẻ chia sẻ hoặc viết nhật ký hàng ngày.

Trí thông minh tự nhiên

Phần ít số trẻ có được trí thông minh tự nhiên. Những trẻ có trí thông minh tự nhiên thường thích quan sát, tò mò về mọi vật xung quanh, thích trải nghiệm hoạt động mới mẻ, có khả năng thích ứng với môi trường mới rất nhanh.

Cha, mẹ mở rộng kiến thức cho trẻ thông qua việc tìm hiểu, quan sát các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Trước khi thay đổi các điều kiện tác động đó thì bạn hãy hướng dẫn trẻ tập phán đoán trước điều gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.

Trên đây là toàn bộ 8 loại hình trí thông minh ở trẻ, cha mẹ nên tham khảo để nhận biết sớm loại hình trí thông minh mà con đang sở hữu để có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi