Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép
Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép thế nào? Để có phương pháp dạy trẻ chào hỏi hiệu quả và đơn giản, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Bố mẹ dạy trẻ chào hỏi lễ phép trước tiên phải làm gương cho con
Phương pháp dạy trẻ đơn giản mà lại hiệu quả nhất chính là hãy làm gương cho con. Muốn trẻ chào hỏi lễ phép thì người lớn cũng cần phải thực hiện hằng ngày để trẻ dần hình thành thói quen. Ví dụ, khi về đến nhà, hãy chào trẻ trước: “Bố/mẹ chào bạn Tintin nhé”. Dần dần trẻ sẽ học theo và hình thành thói quen chào hỏi lễ phép.
Bố mẹ cũng cần phải tôn trọng trẻ em. Nếu không thấy trẻ chào lại thì tuyệt đối không giục và tỏ thái độ cáu kính. Hãy gợi ý cho trẻ, ví dụ như: “Mẹ chào Bống, Bống có muốn chào lại mẹ không?”
Bố mẹ nên nói chuyện nghiêm túc với trẻ
Hãy nói chuyện với con trẻ về việc chào hỏi lễ phép nhưng cần phải kiên nhẫn và tôn trọng con. Nói chuyện nghiêm túc nhưng vẫn nhẹ nhàng, vui vẻ. Tuyệt đối không thực hiện những hành động như chỉ tay vào mặt con, quát mắng,… Điều này thậm chí còn tạo tác dụng ngược lại, khiến trẻ nhất định không chịu chào hỏi trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, hãy giải thích cho con ý nghĩa của việc chào hỏi. Lời chào giống như một món quà và nhấn mạnh niềm vui khi nhận được lời chào.
Bố mẹ không nên ép trẻ chào hỏi
Khi gặp người lạ, trẻ em thường có xu hướng sợ hãi hoặc né tránh. Bậc phụ huynh nên hiểu rõ tâm lý này, không nên ép buộc trẻ chào hỏi. Thay vào đó, bạn có thể gợi ý như sau: “Đây là cô Hồng, bạn mẹ, con có muốn chào cô không?”, hãy chờ trẻ phản hồi lại, nếu không thấy bé chào lại thì có thể nói: “Được rồi, vậy lần sau nhé”. Cố gắng hành động hết sức vui vẻ và bình thường. DẠY TRẺ BIẾT CHÀO HỎI LỄ PHÉP cũng giống như những cách nuôi dạy khác, cần kiên nhẫn và có thời gian cho trẻ làm quen.
Dạy trẻ chào hỏi lễ phép thật ra rất đơn giản
Trên đây là những gợi ý các phương pháp đơn giản giúp bố mẹ dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép. Chúc bố mẹ đồng hành cùng con có thể áp dụng thành công phương pháp dạy trẻ này.