Tầm quan trọng của KẼM đối với cơ thể

Tầm quan trọng của KẼM đối với cơ thể

Bổ sung kẽm theo đường uống giúp điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em:
– Đối với tiêu chảy cấp tính:
Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm giúp giảm tỷ lệ trẻ tử vong hoặc nhập viện do
tiêu chảy cấp.
Trẻ em trên 6 tháng bị tiêu chảy: bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy khoảng
10 giờ (MD -10,44 giờ, 95% CI -21,13 0,25; 2175 trẻ em, sáu thử nghiệm) và làm giảm
số lượng trẻ có tiêu chảy kéo dài cho đến ngày thứ bảy (RR 0,73, 95% CI 0,61-0,88;
3865 trẻ em, sáu thử nghiệm). Ở trẻ em có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ có hiệu quả
hơn, giảm thời gian tiêu chảy khoảng 27 giờ (MD -26,98 giờ, 95% CI -14,62 -39,34 đến;
336 trẻ em).
Ngược lại, ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, các bằng chứng cho thấy việc bổ sung kẽm có thể
không có hiệu lực đối với bệnh tiêu chảy, thậm chí còn làm tăng tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy
kéo dài.
Không có báo cáo nào cho thấy các tác dụng bất lợi khi bổ sung kẽm trong quá trình tiêu
chảy gây ra nôn mửa ở cả 2 nhóm tuổi này.
– Đối với tiêu chảy mạn tính:
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài, bổ sung kẽm có thể rút ngắn
thời gian tiêu chảy khoảng 16 giờ (MD -15,84 giờ, 95% CI -25,43 đến -6,24; 529 trẻ em,
5 thử nghiệm).
Vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch:
Kẽm là vi chất thiết yếu hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn
dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Khi
cơ thể bị thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn
dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Theo tài liệu [3]: Kẽm có vai trò trong bệnh thiếu máu:
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại
nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm giúp giảm nguy cơ
thiếu máu, ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng.
Kẽm có tác dụng kích thích sự thèm ăn:
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên chuột cho thấy ở những con chuột bị
thiếu kẽm gây nên sự chán ăn, giảm lượng thức ăn khoảng 30% so với những con chuột
được bổ sung kẽm đầy đủ. O’Dell và Reeves (1989) cho thấy rằng những thay đổi trong
sự thèm ăn có liên quan đến những thay đổi trong nồng độ acid amin dẫn truyền thần
kinh có nguồn gốc trong não. Ở những con chuột thiếu kẽm sẽ làm thay đổi chế độ ăn,
chúng không ăn carbohydrat và chuyển hướng sang protein và chất béo. Enzyme quan
trọng cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate có thể thiếu do thiếu kẽm –
nguyên liệu của RNA thông tin cần thiết để tổng hợp các enzym này giảm. Tỷ lệ chuột
thiếu kẽm đáp ứng với việc bổ sung kẽm là khá tốt. Chester và Quarterman (1970) cho
thấy tỷ lệ của lượng thức ăn tăng lên trong vòng 1-2 giờ sau khi bổ sung kẽm.
Thiếu kẽm cũng có thể làm giảm sự thèm ăn bằng cách làm suy giảm vị giác. Vị giác có
được là nồng độ kẽm ở trong nước bọt. Nồng độ kẽm trong nước bọt thấp dẫn đến giảm
vị giác và giảm sự thèm ăn. Droke et al. (1993) cho thấy những con cừu con thiếu hụt
kẽm trở nên thay đổi hành vi ăn uống của chúng. Họ đưa ra giả thuyết rằng việc giảm
hoạt động của enzyme dẫn đến sự tích tụ của một hoặc nhiều chất chuyển hóa gây ra một
sự thay đổi trong hành vi ăn uống.
Vai trò của kẽm đối với tăng trưởng, còi xương, suy dinh dưỡng:
Hàng chục thử nghiệm lâm sàng đã được thiết kế để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung
kẽm đối với quá trình tăng trưởng được thử nghiệm ở nhiều nước. Kết quả cho thấy việc
bổ sung kẽm có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tăng trưởng và cân nặng cơ thể của
những đứa trẻ, giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Kẽm giúp kích thích tăng trưởng
thông qua việc tổng hợp và bài tiết hormon tăng trưởng và hoạt động của các yếu tố tăng
trưởng giống như insulin. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp ADN và ARN, các yếu
tố tham gia vào quá trình tăng trưởng cũng như sự sao chép của tế bào, tổng hợp
collagen, osteocalcin, Somatomedin-c, insulin và phosphatase kiềm; và tham gia vào sự
biệt hóa của tế bào sụn, tế bào tạo xương, và các nguyên bào sợi. Kẽm tham gia vào sự
phát triển xương thông qua một số hormon liên quan đến chuyển hóa xương và con
đường tổng hợp canxi. Kẽm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp
collagen và kích thích sự hình thành xương và mật độ khoáng trong xương. Do đó nếu
thiếu kẽm trẻ dễ bị lùn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy
dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc
độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng
trưởng quan trọng của cơ thể. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, có hiện tượng gián đoạn quá trình nhân đôi của các tế bào phôi trong thời kỳ bào thai, dẫn đến sự khiếm
khuyết về sự tăng trưởng của bào thai và tỷ lệ quái thai cao ở các động vật chịu một chế
độ ăn thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của tác giả Castillo – Duran,
việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt
về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời.
Tài liệu tham khảo:
1. Lazzerini M, Ronfani L, “Oral zinc for treating diarrhoea in children”, Cochrane
Database of Systematic Reviews 2013, Issue 1. Art. No.: CD005436.
2. Anuraj H Shankar and Ananda S Prasad, “Zinc and immune function: the biological
basis of altered resistance to infection”, American Society for Clinical Nutrition
3. Swe KMM, Abas ABL, Bhardwaj A, Barua A, Nair NS, “Zinc supplements for
treating thalassaemia and sickle cell disease”,
4. Larry L. Berger, Ph.D. University of Illinois, “Zinc: Nutritional and Pharmacological
Roles”
5. Jerome Nriagu, School of Public Health, University of Michigan, “Zinc Deficiency in
Human Health”, 2007 Elsevier B.V.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi