Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?

Kẽm là một trong những chất khoáng cần thiết cho sự phát triển ở trẻ em. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam có gần 30% trẻ em không được bổ sung đủ kẽm cho nhu cầu hàng ngày của mình. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải một trong các dấu hiệu sau thì bạn cần xem lại chế độ ăn và bổ sung kẽm cho bé nhé!

Các dấu hiệu thiếu kẽm:

– Cơ thể chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiểu năng sinh dục.

– Tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

– Biếng ăn, nôn trớ kéo dài.

– Viêm lưỡi, rụng tóc, loạn dưỡng móng.

– Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, khóc về đêm.

Bổ sung kẽm như thế nào là đủ?

Cần bổ sung kẽm như sau:

– Đối với trẻ tiêu chảy: dùng 10-20mg/ngày trong 14 ngày (10mg cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, 20mg cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi) hoặc trung bình 1mg/kg/ngày.

– Đối với trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài: dùng liều thấp bằng một nửa liều cho trẻ tiêu chảy và có thể kéo dài 3-4 tháng (uống hằng ngày) do kẽm không được dự trữ trong cơ thể.

Ngoài ra, có thể dùng kẽm hàng tuần với liều: 20mg 1 lần/tuần dùng trong 5-6 tháng cho trẻ hay bị nhiễm khuẩn tái phát và suy dinh dưỡng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kẽm khác nhau: loại viên nén với hàm lượng: 10mg, 15mg, 20mg, 50mg được sản xuất dưới dạng kẽm sunphat, kẽm acetate, kẽm gluconat… đóng dạng viên đựng trong lọ hoặc vỉ, ngoài ra có dạng sirô dùng cho trẻ nhỏ.

Khi uống viên kẽm trẻ có thể bị nôn hoặc buồn nôn do có vị chát, vì vậy phải pha loãng nhiều lần với nước, cho thêm chút đường và không uống vào lúc đói hoặc ngay sau khi ăn no, nên uống vào khoảng cách giữa hai bữa ăn.

Bên cạnh việc dùng thuốc có thể bổ sung kẽm bằng thực phẩm thông qua chế độ ăn, những thực phẩm chứa nhiều kẽm là: thịt gà, thịt cóc, nhộng tằm, thịt lợn, thịt bò và hải sản.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi