Tăng cường sức đề kháng cho trẻ tưởng khó mà lại dễ

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ tưởng khó mà lại dễ

Bạn có biết rằng, thông thường mỗi năm bé phải hứng chịu 8 đợt cảm lạnh cùng hàng chục các đợt bệnh khác kèm theo. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đơn giản để mẹ có thể tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch, giúp cho bé chống đỡ lại những mối nguy hiểm trực chờ này. Sau đây là các biện pháp mẹ có thể giúp bé gia cố cho tấm áo giáp đề kháng diệu kỳ, đánh bay những đợt ốm đau một cách dễ dàng. Mẹ hãy đọc hết bài viết “Tăng cường sức đề kháng cho trẻ tưởng khó mà lại dễ” để biết được rằng có những cách thật sự đơn giản để tăng cường sức đề kháng cho con đó nha.

6 biện pháp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ

1. Rửa tay sạch sẽ – biện pháp đơn giản nhưng hữu ích để tăng cường sức đề kháng

Niềm vui của bé luôn gắn liền với việc vui chơi và nghịch ngợm trong những vũng bùn đất ngoài trời. Dù cho phần lớn cha mẹ sợ con nghịch bẩn và sợ rằng khi bé tiếp xúc bùn đất sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, nhưng các bác sĩ lại không nghĩ như vậy! Họ cho rằng “nghịch bẩn” tốt cho bé hơn!

Trong một buổi hội thảo chuyên đề tổ chức tại Bệnh viện Breach Candy (Mumbai, Ấn Độ), bác sĩ Keya Lahiri – Trưởng khoa nhi thuộc Bệnh viện Dr. D.Y. Patil, nói: “Cha mẹ nên cho bé vui chơi ngoài trời, nghịch bùn đất cũng tốt vì bùn là một phần của môi trường và nó thực sự tốt cho sức khỏe.”

tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre-tuong-kho-ma-lai-de-1

Điều kiện vệ sinh càng sạch sẽ thì bé càng không có cơ hội tiếp xúc với các loại vi khuẩn rất phong phú ngoài đời sống; và điều này làm suy yếu hệ miễn dịch, có nguy cơ dẫn tới bệnh hen suyễn và nhiều loại bệnh khác. Do vậy, tiếp xúc ngay từ sớm với các loại vi khuẩn trong đất cát tự nhiên có thể giúp bé trở nên mạnh khỏe hơn và tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.

Sau mỗi buổi vui chơi của bé như vậy, cha mẹ chỉ cần dùng nước ấm rửa tay cho bé cùng xà bông là đã loại trừ được gần như toàn bộ mầm bệnh rồi. Bên cạnh đó, nhắc nhở trẻ có ý thức vệ sinh và rửa tay sạch sẽ sau cả những lần bé chơi với vật nuôi, ngoáy mũi, sử dụng phòng vệ sinh hay vừa tan học về nhà.

2. Giữ cho bé luôn ấm áp

Tại Trung tâm cảm lạnh ở thành phố Cardiff, xứ Wales, các nhà khoa học đã nhận thấy những em bé được ngâm chân trong nước lạnh khoảng 20 phút sẽ dễ bị cảm lạnh chỉ sau đó một tuần. Bị cảm lạnh gây áp lực lớn lên hệ miễn dịch của bé, làm cho cơ thể bé dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, mẹ cần phải luôn chú ý giữ ấm cho bé cả khi trong nhà và đặc biệt khi đưa ra ngoài trời. Tuy nhiên, cũng không nên để bé ấm quá mà sinh ra nóng nực, quá nhiệt trong người như khi cho bé hoạt động vui chơi cần nới lỏng áo một chút bé để nhiệt và mồ hôi thoát ra ngoài dễ hơn. Nếu chẳng may quần áo hay mũ, tất, găng tay bé bị ướt, nên thay thế bằng cái khác để tránh nhiệt độ cơ thể bé tụt xuống nhanh chóng.

3. Cho bé uống nước đầy đủ

tang-cuong-suc-de-khang-cho-tre-tuong-kho-ma-lai-de-3

Nước cần thiết cho tất cả mọi sự sống, và cơ thể bé cũng vậy. Mùa đông cũng như mùa hè, uống đủ lượng nước được khuyến cáo giúp tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho hệ miễn dịch của bé hoạt động ổn định. Nước giúp cho gan, thận đào thải chất cặn bã ra ngoài. Ngoài ra, khi bé bị ốm, các cơ trong người bị khô đi và mỏng hơn khiến cho việc uống nước lại càng thêm quan trọng. Nếu như bé lười uống nước, mẹ có thể cho bé uống các loại nước trái cây thay thế hoặc ăn nhiều loại quả mọng giúp kích thích vị giác bé hơn. Tránh cho bé uống nước ngọt, các loại nước đóng chai chứa các thành phần tổng hợp nhân tạo như caffein, đường tinh chế,…

4. Không khí trong lành và ánh nắng mặt trời

Không chỉ đơn giản là hít thở, cho bé tiếp xúc đều đặn hàng ngày với môi trường trong lành bên ngoài có rất nhiều ý nghĩa. Vitamin D sinh ra dưới ánh nắng dịu nhẹ của mặt trời là nguyên tố quan trọng đóng góp nên việc xây dựng một hệ xương vững chắc, giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Ngay cả trong mùa đông, cùng bé ra ngoài dạo chơi trong khoảng 20-30 phút cũng giúp sức khỏe của bé cải thiện lên rất nhiều. Bên cạnh đó, không khí trong lành giúp làm sạch phổi của bé, kết hợp cùng một vài bài tập thể dục nho nhỏ sẽ mang tới bé sự dẻo dai, bền bỉ chống đỡ lại mọi căn bệnh tiềm tàng.

Theo nghiên cứu cho thấy, lượng vitamin D mỗi ngày cho bé trong độ tuổi 6 tháng đến 5 năm khoảng 7-8.5 microgram, và cách hiệu quả nhất bổ sung cho bé chính là kết hợp cả việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng cùng với bổ sung thêm một số loại vitamin D bên ngoài.

5. Giữ bé tránh xa khói thuốc

Khói từ những điếu thuốc lá chứa hơn 7.200 chất độc, phần lớn chúng đều có thể gây kích ứng hoặc giết chết từ từ các tế bào trong cơ thể. Trẻ em với hệ thống miễn dịch còn non nớt là những đối tượng dễ bị tác động nguy hiểm nhất từ việc hít khói thuốc lá, đặc biệt là khi nhịp hô hấp của trẻ còn nhanh hơn người lớn. Hệ thống gan, thận, phổi để lọc và đào thải chất độc tự nhiên trong cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Hít khói thuốc còn làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, viêm tai và hen suyễn và thậm chí đột tử ở trẻ. Khói thuốc lá còn có thể tác động xấu đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thần kinh của trẻ. Vì vậy, cho bé tránh xa ngay các nguồn khói thuốc. Nếu mẹ hoặc cha mà thực sự không thể ngừng hút, hãy ra ngoài trời hút và khi quay lại trong nhà nên rửa mặt và tay để loại bỏ mùi khói.

6. Bổ sung các chất cần thiết

Với các bé dưới 3 tháng tuổi, cách hay nhất để bổ sung dinh dưỡng chính là cho con bú trực tiếp sữa mẹ. Sữa mẹ quả thực là món quà tuyệt vời đối với sức đề kháng của bé nhờ bao gồm đầy đủ các dưỡng chất và thành phần thiết yếu.

Trường hợp các bé đã trên 3 tháng tuổi, mẹ nên cung cấp đa dạng vitamin mỗi ngày thông qua các thực phẩm quen thuộc để tăng cường việc bảo vệ sức khỏe. Trong đó, kẽm là một nguyên tố quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bé có thể đề kháng lại sự nhiễm khuẩn mỗi khi cơ thể cảm lạnh. Các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, dầu cá, ngũ cốc,… là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Vitamin C là người bạn tốt cho các bé khi làm giảm cả mức độ và thời gian mắc mỗi đợt cảm lạnh cho bé. Bổ sung thêm thành phần này khá đơn giản thông qua nhiều loại quả chín, chanh, cam, rau xanh,….

Các amino acid có trong protein cấu tạo nên các tế bào của hệ thống miễn dịch. Số lượng các amino acid tỉ lệ thuận với việc tăng cường sức đề kháng, gia tăng khả năng miễn dịch cho bé. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên nấu cho bé những loại thực phẩm giàu thành phần protein như: thịt gà, cá, trứng, và các loại đậu khi bé đã bắt đầu ăn ngoài được từ trên 6 tháng tuổi.

Các bác sĩ chỉ ra rằng đường – đặc biệt là đường tinh chế làm ngăn cản hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, vì vậy mà thay vì tăng cường sức đề kháng cho bé, đường lại góp phần thúc đẩy sự gia tăng vi khuẩn đường ruột gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy cắt giảm các loại đường nhân tạo từ từ ra khỏi khẩu phần ăn của bé và bổ sung vào đó các loại đường tự nhiên có trong rau, củ, quả.

Quan tâm hơn đến đề kháng của da đồng nghĩa với việc tiến gần hơn đến bảo vệ toàn diện cho bé, mẹ có thể yên tâm hơn khi trẻ vui chơi, hoạt động trong môi trường bên ngoài mà không lo vi khuẩn gây bệnh tấn công.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi