Những sai lầm “kinh điển” của các mẹ khi con ho đờm

Những sai lầm “kinh điển” của các mẹ khi con ho đờm

Ho đờm là tình trạng gặp khá phổ biến ở trẻ em, nhất là vào mùa lạnh. Không ít mẹ than vãn, buồn phiền đến stress vì con ho đờm, sổ mũi kéo dài đến cả tháng khiến con mệt mỏi, sụt cân. Dù đã cho con đi khám bác sĩ, uống đủ loại kháng sinh, đủ loại thuốc mà vẫn không khỏi. Nhưng mẹ lại không hề biết mình đã mắc những sai lầm. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Lạm dụng kháng sinh trị ho không theo đơn

Nhiều mẹ luôn coi kháng sinh là “thần dược”, luôn cho rằng “dùng kháng sinh cho nhanh khỏi”, mà không biết rằng trẻ bị ho, sổ mũi có thể do các nguyên nhân khác nhau. Và không phải nguyên nhân nào dùng kháng sinh cũng có hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường do nhiễm những siêu vi lây lan trong không khí. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại có đề kháng kém hơn so với người lớn nên rất dễ nhiễm bệnh. Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc, kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy…

Nhiều mẹ luôn coi kháng sinh là “thần dược”, luôn cho rằng “dùng kháng sinh cho nhanh khỏi”

Nhiều mẹ luôn coi kháng sinh là “thần dược”, luôn cho rằng “dùng kháng sinh cho nhanh khỏi”

Một vấn đề đáng nói nữa của việc sử dụng kháng sinh không cần đơn là về liều lượng và cách thức sử dụng. Không cho trẻ uống đủ liều lượng, tự động giảm liều, uống lại đơn thuốc cũ hay ngưng sử dụng thuốc ngay khi cảm thấy sức khoẻ của trẻ tốt hơn, những sai lầm phổ biến này của phụ huynh không chỉ khiến bệnh của trẻ không được trị dứt điểm, mà còn gây ra nguy cơ kháng kháng sinh với những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm.

2. Chớm bệnh không chữa, bệnh nặng mới “lo sốt vó”

Khi mới chớm bị bệnh, trẻ sẽ chưa ho đờm, sổ mũi nặng ngay. Có thể sẽ chỉ ho húng hắng vài tiếng, hoặc hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi trong. Tại thời điểm này mẹ chỉ cần cho bé uống ngay Special Kid Nez & Gorge thì bệnh sẽ hết nhanh.
Ngược lại, nếu mẹ xem thường những triệu chứng mới chớm này thì có thể sẽ dẫn đến việc con bị viêm mũi họng nặng. Và khi bệnh càng kéo dài, càng nặng thì rất có thể trẻ phải sử dụng những loại thuốc “nặng” hơn, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

3. Không chú trọng tới việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Nhiều cha mẹ chủ quan mà không tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chỉ đến khi con bị bệnh mới bắt đầu bồi bổ

Nhiều cha mẹ chủ quan mà không tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chỉ đến khi con bị bệnh mới bắt đầu bồi bổ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – chắc hẳn câu nói này đã quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh phải luôn ghi nhớ để chăm sóc con tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chủ quan mà không tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chỉ đến khi con bị bệnh mới bắt đầu bồi bổ, lúc này thì hệ miễn dịch của trẻ đã bị xâm nhập và dẫn tới phục hồi chậm.

4. Cứ chăm chăm làm sao cho dứt cơn ho mà không cần biết nguyên nhân

Ho thì tiếng ho khác nhau, cũng có thể nguyên nhân khác nhau: Ho có thể do có dị vật đi vào, ho do bị ngạt mũi, ho do bị viêm nhiễm,… Các mẹ cứ cuống lên hỏi con em ho phải uống thuốc gì? Thật ra, ho chẳng qua là triệu chứng bên ngoài, cần là cần tìm “thuốc” cho cái nguyên nhân bên trong. Ví dụ, ngạt mũi thì rửa mũi, nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, có dị vật thì lấy dị vật …

5. Quá tin vào các “bác sỹ mạng”

Sai lầm tiếp theo thường thấy ở các bà mẹ là tin vào các “bác sỹ mạng”. Trong khi thông tin trên các trang mạng rất nhiễu loạn, chưa được kiểm chứng và đảm bảo độ chính xác. Dẫn tới các phương pháp chữa ho không chính thống được phát tán rộng rãi. Cách chữa bệnh này có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác nên trước khi được áp dụng, cần phải qua các nghiên cứu mới có thể lưu hành.

6. Qúa tin vào các bài thuốc gắn mác “dân gian”

Hết các bài thuốc của “bác sỹ mạng” lại tới các bài thuốc được mách nước bởi những “người cao tuổi” trong xóm hoặc những bài thuốc gắn liền với chữ “dân gian”.

Qúa tin vào các bài thuốc gắn mác “dân gian”

                                  Qúa tin vào các bài thuốc gắn mác “dân gian”

Một phương pháp dân gian phổ biến thường được các bà, các mẹ áp dụng là thoa dầu vào lòng bàn chân và xoa bóp. Không ai có thể phủ nhận việc này có tác dụng làm nóng người, giúp cơ thể có thể đẩy khí hàn để trị ho. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã phù hợp với trẻ nhỏ bởi cơ thể của trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên đôi khi việc xoa bóp dầu ở gan bàn chân không tốt bằng việc tìm tới những liệu pháp trực tiếp trị kháng viêm và long đờm cho trẻ. Bên cạnh đó, da trẻ rất mẫn cảm, thoa dầu với lượng không phù hợp rất dễ gây rát bỏng hay phồng rộp.

Thực tế là việc trị dứt điểm các cơn ho nói chung và ho có đờm nói riêng không khó, quan trọng là lựa chọn được phương pháp đúng với phương thuốc đã được kiểm chứng. Để được giải đáp cụ thể hơn về tình trạng của bé, các mẹ hãy để lại số điện thoại hoặc gọi ngay đến hotline 0944925915 để được các dược sĩ nhà Special Kid tư vấn nhé. Tìm hiểu thêm về sản phẩm của chúng tôi tại đây. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi