Những điều cần biết về dịch sốt xuất huyết đang hoành hành
Hiện tại tình hình bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào vào bất cứ mùa nào trong năm, đặc biệt lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Khi bệnh chuyển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Vì vậy việc hiểu rõ bệnh, cách phòng tránh cũng như việc xử trí khi bị bệnh thế nào là việc rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày 3 vấn đề:
- Bệnh sốt xuất huyết
- Các triệu chứng của bệnh và xử trí
- Và các xét nghiệm chẩn đoán nếu nhập viện.
Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết người lớn lẫn trẻ em để có cách xử trí kịp thời.
1. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi siêu vi trùng mang tên dengue. Siêu vi trùng này thường được lây nhiễm từ người sang người thông qua muỗi vằn. Nếu chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền mầm bệnh vào cơ thể, chỉ trong 4 – 5 ngày sau, bạn sẽ mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Một điều đáng chú ý là trong những tháng này (tháng 3 – tháng 4) và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời gian thuận lợi để muỗi vằn phát triển. Ở miền bắc, 2 khoảng thời gian trên cũng chính là lúc bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết mạnh mẽ. Riêng ở miền nam, do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mắc bệnh.
Đây cũng là căn bệnh được who xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm vì nó đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm.
Căn bệnh này đang có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở các quốc gia châu á và thậm chí được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhập viện hoặc tử vong ở khu vực này.
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Y học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để tìm ra loại vắc-xin đặc hiệu để phòng ngừa căn bệnh này. Hiện tại cũng chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đặc hiệu với loại bệnh này, việc điều trị bệnh chủ yếu chỉ gồm những hoạt động theo dõi và chăm sóc cũng như hỗ trợ các chức năng cần thiết cho cơ thể.
2. Các giai đoạn bệnh
Sốt xuất huyết thông thường có 3 giai đoạn bệnh: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt xuất huyết và giai đoạn hồi phục.
Bệnh sốt xuất huyết có thể tự khỏi hay không tùy thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển của bệnh diễn ra như thế nào
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn cơ thể sản sinh ra sức đề kháng để chống lại vi rút xâm nhập vào cơ thể. Đến khi không thể chống trả, bệnh bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết mất khoảng 4 – 7 ngày. Vì thế nếu bị lây sốt xuất huyết từ người thân xung quanh thì thường khi người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu sốt. Nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây hơn trong giai đoạn sau của bệnh nhưng thực chất người bị lây bệnh đã nhiễm vi rút từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra.
Trung bình thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là từ 4 – 7 ngày
2.2. Giai đoạn sốt xuất huyết
Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức giống như các triệu chứng của cảm cúm. Người bệnh bắt đầu sốt cao, nhiệt độ có thể tăng một cách đột ngột, sốt lên tới 39 – 40 độ c liên tục trong vài ngày và xuất huyết dưới da. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy…. Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường, nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là sẽ khỏi dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Sốt cao kèm tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, không được tự ý truyền dịch khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu tự điều trị tại nhà bệnh nhân chỉ nên uống nhiều nước và uống oresol để bổ sung chất điện giải.
Tuy nhiên, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khi người bệnh đã hết sốt. Lúc này, cơ thể còn rất yếu, hệ miễn dịch suy yếu do bị vi rút tấn công, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm, nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng, trụy tim… Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt… Cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
2.3. Giai đoạn hồi phục
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để lấy lại sức khỏe. Không nên chủ quan vì bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại do vi rút dengue bao gồm 4 típ d1, d2, d3, d4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị bệnh là do 1 típ gây nên, vì thế mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời.hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh muỗi, ngăn ngừa tác nhân sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.
3. Khi bị sốt xuất huyết cần làm những xét nghiệm gì?
Khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần phải đưa người bệnh đi xét nghiệm để xác định bệnh tình sớm và có hướng điều trị thích hợp
Tại bệnh viện, xét nghiệm để xác định bệnh sốt xuất huyết. Đó là các xét nghiệm Dengue virus NS1 Ag test và xét nghiệm công thức máu.
Xét nghiệm xác định sự tồn tại của virus dengue giúp cho các bác sĩ chuẩn đoán xem người bệnh có mắc sốt xuất huyết hay không, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được xét nghiệm công thức máu để xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Trong đó lượng tiểu cầu rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết. Nếu như lượng tiểu cầu giảm mạnh thì người bệnh cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi còn nếu lượng tiểu cầu giảm ít thì người bệnh có thể được đưa về nhà để theo dõi tiếp.
Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh sốt xuất huyết về 4 vấn đề: bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh,xử trí tại chỗ, và các xét nghiệm chẩn đoán nếu nhập viện. Chúng ta cần biết để xử trí kịp thời, tự baoir vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.