HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC VÀ HẠ SỐT CHO TRẺ TẠI NHÀ AN TOÀN

Thời tiết nắng nóng, khiến nhiệt độ môi trường tăng cao, làm cho cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt, làm cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu kém thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và gây đến sốt cao. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết các hạ sốt cho trẻ tại nhà. Hôm nay chuyên gia Special Kid sẽ hướng dẫn mẹ 1 số cách giúp hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn và nhanh chóng nhé.

Làm sao để biết bé sốt?

Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây:

  • Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn
  • Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng
  • Từ 37,2 độ C nếu đo ở nách.
  • Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở trán.

Xử trí khi trẻ bị sốt

  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ không nên lo lắng quá, có thể tự điều trị cho trẻ bằng cách:
  • Lau mát và uống thuốc hạ sốt.
  • Uống thêm nước các loại, đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng lượng bú lên vì trong sữa mẹ đã có nước.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa.
  • Và thực hiện các cách giúp hạ sốt nhanh và an toàn như phía dưới hướng dẫn.

 

1. Lau mát người giúp hạ sốt cho trẻ

Chuẩn bị nước lau mát:

  • Cho ít nước lạnh vào trong thau.
  • Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

Sau đó mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường, nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo cho bé rồi đo nhiệt độ cơ thể bé trước khi mẹ tiến hành lau mát người cho bé. Có 2 cách làm mát người giúp bé hạ sốt:

Cách 1: Hạ sốt bằng cách lau người nước ấm

Thực hiện: mẹ nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo và thực hiện như sau:

  • Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
  • Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Thay khăn mỗi 2-3 phút.
  • Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.
  • Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.
  • Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Cách 2: Tắm nước ấm là cách tốt hơn

  • Cho trẻ bị sốt ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được).
  • Sau 5-7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng.
  • Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện gì khác kèm theo không?

2. Cho trẻ uống nhiều nước là cách hạ sốt đơn giản, hiệu quả

Sốt có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng mất nước, hãy cố gắng khuyến khích con yêu nạp thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…), sữa… Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite, specialkid rehydration. Việc này là nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể giúp bé mau giảm sốt.

Cách hạ sốt cho các bé còn quá nhỏ và đang bú mẹ là mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và thường xuyên hơn. Với trẻ đã ăn dặm, bạn nên tìm hiểu cách chế biến các món ăn dặm ngon miệng để con ăn ngon miệng, mau lành bệnh.

3. Bổ sung vitamin C

Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các lọa trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể.

Hãy tìm hiểu thêm các nguồn thực phẩm nhiều vitamin C để dễ dàng lên thực đơn hàng ngày giàu dưỡng chất, giúp hạ sốt  cho bé nhanh chóng.

4. Hạ sốt bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tưởng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể giảm nhiệt.

Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền, dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

5. Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị sốt vừa hoặc sốt cao và biện pháp lau mát không hiệu quả thì mẹ nên cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng/ 1 lần. Cách nhau 4 – 6 giờ/ 1 lần nếu còn sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.

Lưu ý xử trí khi trẻ sốt cao co giật tại nhà: Khi bé bị sốt cao xuất hiện hiện tượng co giật cách tốt nhất mẹ nên đưa ngay bé tới bệnh viện gần nhất, trong trường hợp mẹ không thể đưa bé tới bênh viện ngay thì hãy bình tĩnh và thực hiện các hướng dẫn dưới đây:

  • Nhanh chóng tìm một vật cứng phẳng như cán, muỗng sau đó quấn gạc sạch rồi đặt giữa hai hàm răng để tránh trẻ cắn vào lưỡi.
  • Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên nếu thấy trẻ tăng tiết nhiều đàm
  • Dùng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn, cởi bỏ hết quần áo, lau mát cho trẻ bằng nước ấm.

6. Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà

Không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt. Nếu bé sốt mà run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt. Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng. Không nên dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để lau hạ sốt cho trẻ.

Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Việc vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi bé vừa sốt vô tình khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể con không có cơ hội “đối mặt” với các tác nhân gây bệnh, ghi nhớ nó để hình thành cơ chế phòng vệ. Nếu bé sốt dưới 38,5oC, bạn chỉ cần áp dụng cách hạ sốt tại nhà và theo dõi chặt chẽ trong 1 -2 ngày.

Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
Không nên nặn chanh vào miệng, mắt bé nhằm mục đích giảm sốt. Việc này có thể khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở.

Nếu con bị sốt có kèm co giật, bạn không nên dùng vật cứng để nạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ.Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.

Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi