Dị ứng thời tiết là gì? dấu hiệu và cách chữa trị

Bạn bị hắt hơi không kiểm soát được vào mùa xuân? Bạn bị sổ mũi, nổi phát ban vào mùa đông? Bạn luôn cảm thấy ngột ngạt khi trời mưa?  Điều này không có gì ngạc nhiên bởi vì thời tiết là một tác nhân kích hoạt dị ứng phổ biến.

Dị ứng thời tiết là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Vậy có mối liên quan nào giữa các triệu chứng dị ứng trên với thời tiết? Biểu hiện thường gặp là gì? Giải pháp khắc phục như thế nào? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề trên.

1. Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi, thường gặp ở những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Đây là bệnh có liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể, phản ứng với các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài môi trường, cụ thể là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ người nào không phân biệt tuổi tác hay giới tính và gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể tái phát thường xuyên mỗi khi “trái gió trở trời”.

Nhiều người cho rằng mùa đông là mùa của dị ứng da. Nhưng thực tế không chỉ mùa lạnh mà dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả là mùa nóng. 

  • Vào mùa đông, thời tiết giá lạnh cùng với áp suất không khí xuống thấp là điều kiện khiến cho da của những người mẫn cảm có dấu hiệu khô đi và xuất hiện hiện tượng dị ứng. 
  • Còn vào những ngày hè, do cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Không chỉ vậy, vào những ngày nóng, nhiệt độ cũng dễ dàng tấn công vào cơ thể gây nóng rồi phát tán qua da và làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.

2. Biểu hiện thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết 

Dị ứng thời tiết có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo nguyên nhân, cơ địa của người bệnh. Nhưng có thể nhận diện căn bệnh này dựa trên những triệu chứng điển hình sau:

  • Hiện tượng phát ban , nổi các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là các vùng da hở như tay, chân, mặt…Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi người bệnh gãi nhiều.
  • Nổi mề đay cấp tính: lúc này trên da sẽ xuất hiện những mảng lớn da bị dày cộm, phù nề. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, muốn ngất xỉu hoặc ngất xỉu, tim đập loạn, dị ứng trên khắp cơ thể. Khi đó bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nhằm tránh bị đe dọa về tính mạng.
  • Xuất hiện những vết mẩn đỏ kèm theo mụn nước li ti, có vảy ở phía trên. Khi chọc vào thì chảy dịch vàng, đây được gọi là hiện tượng chàm bội nhiễm. Nếu cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu chàm bội nhiễm thì tức là bệnh khá nặng và cần phải có sự can thiệp y tế sớm. 
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể  bị viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi liên tục, đôi khi còn kèm theo nhức đầu.

Bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Cách chữa trị bệnh dị ứng thời tiết

Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh luôn muốn thoát khỏi tình trạng này càng nhanh chóng càng tốt. Hiện nay có nhiều cách chữa dị ứng khác nhau như: dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y, chữa dị ứng tại nhà

3.1. Dùng thuốc Tây y

  • Theo Tây y, khi thời tiết thay đổi, cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng ra hàng loạt các hoạt chất trung gian Histamin tập trung ở dưới da, đặc biệt những vùng da hở. Đây chính là thủ phạm gây ra các nốt dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Hiện nay chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc là cách phổ biến nhất trong y học hiện đại, với mục đích điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch.

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân là:

  • Thuốc kháng histamine (Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine, Diphenhydramine…)
  • Thuốc bôi (Phenergan Cream, Mentol 1%, Corticoid)

 Những loại thuốc này giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng thời tiết nhanh chóng. Tuy nhiên chúng có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Đồng thời để đạt được hiệu quả chữa trị, bác sĩ có thể cần kết hợp chúng với những loại thuốc khác. Vì vậy người bệnh không nên tự mua thuốc về sử dụng khi chưa thăm khám hoặc không được sự đồng ý của bác sĩ.

3.2. Dùng thuốc Đông y

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y cũng là một trong những lựa chọn để giúp người bệnh đối phó với tình trạng này.

Theo Đông Y, khi cơ thể bị dị ứng tức là chức năng tạng phủ trong cơ thể không khỏe đặc biệt là chức năng gan, thận và hệ miễn dịch. Khi ba chức năng này suy yếu, cơ thể dễ bị dị ứng gây ngứa. Sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh là một trong những hình thức chữa bệnh được người bệnh hướng đến hiện nay. Lý do là các bài thuốc đông y có độ an toàn cao, tính hiệu quả lâu dài, giúp người bệnh tránh được sự phơi nhiễm các tác dụng phụ do thuốc Tây y.

3.3. Chữa dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian

Chữa dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và có phản hồi tích cực. Với việc sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, chanh, khoai tây… các triệu chứng dị ứng do thời tiết đã được làm giảm đi và tiến triển theo chiều hướng tốt lên.

Nếu các biện pháp trên không có kết quả và những triệu chứng như phát ban, viêm mũi ngày càng nặng thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên để bệnh trong một thời gian dài vì sẽ có thể dẫn tới những biến chứng không mong muốn.

Như vậy, dị ứng thời tiết là một căn bệnh thường gặp và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Điều quan trọng là bạn nên nhận biết sớm và can thiệp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây nên một số biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì  hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia Special Kid chúng tôi để được tư vấn nhé! 

 
← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi